Thiết kế và xây dựng trại tôm giống – Phần 6 – Vòng đời của tôm

Tôm thẻ chân trắng thuộc loài động vật giáp xác có vòng đời kéo dài trong 5 giai đoạn, bao gồm trứng, ấu trùng, tôm bột, tôm giống và đến tôm trưởng thành. Khi tôm cái đạt đến giai đoạn trưởng thành sẽ có thể tiến hành giao phối (giao vĩ) với tôm đực.

Tôm là loài đẻ trứng. Lượng trứng tôm ở mỗi vụ đẻ phụ thuộc vào kích cỡ của tôm mẹ. Ví dụ, nếu tôm mẹ từ 30-45g thì lượng trứng từ 100.000-250.000 trứng, đường kính trứng rơi vào khoảng 0.22mm. Sau mỗi lần tôm cái đẻ haết trứng, buồng trứng của chúng sẽ phát triển tiếp. Thời gian giữa 2 lần đẻ cách nhau khoảng từ 2-3 ngày. Tôm cái có thể đẻ nhiều nhất tới 10 lần/năm. Thường sau từ 3-4 lần đẻ liên tục, tôm sẽ lột vỏ.

Sau khi tôm giao vĩ xong, chúng dùng những đôi chân ở dưới bụng để ôm trứng. Trong quá trình ấp trứng, những đôi chân ở bụng của tôm sẽ hoạt động liên tục nhằm hỗ trợ cung cấp dưỡng khí cho trứng phát triển, đồng thời giúp loại bỏ đi những trứng bị hư.

Tổng quát về tôm thẻ chân trắng

Thời kỳ phôi

Thời kỳ này bao gồm quá trình từ khi trứng thụ tinh đến khi trứng nở. Trứng đã thụ tinh sẽ nở thành ấu trùng Nauplius sau 14-16 giờ. Tùy vào nhiệt độ nước mà thời gian phát triển phôi khác nhau.

Thời kỳ ấu trùng

Giai đoạn Nauplius (N)

Ấu trùng Nauplius phải trải qua 6 lần lột xác và có 6 giai đoạn phụ. Chúng sẽ bơi lội bằng 3 đôi chân phụ, di chuyển không định hướng và có xu hướng theo kiểu zic zac.

Ở giai đoạn này, chúng chưa ăn thức ăn ngoài mà dinh dưỡng là noãn hoàng dự trữ. Sau 36-40 g

iờ phát triển, ấu trùng N sẽ trở thành ấu trùng Zoea.

Giai đoạn Zoea (Z)

Giai đoạn này có 3 giai đoạn phụ: Z1, Z2, Z3 và ấu trùng Zoea có thay đổi hình dạng so với ấu trùng Nauplius.

Ở giai đoạn này, ấu trùng Zoea bơi liên tục có định hướng về trước, và bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài, đa phần là thực vật nổi, đa phần là tảo Silic (Skeletonema costatum, Chaetoceros, ossinodiscus,…) với hình thức chủ yếu là ăn lọc.

Dấu hiệu nhận biết dễ dàng giai đoạn này là ấu trùng Zoea ăn mồi liên tục, và thải phân tạo thành đuôi phân kéo dài ở sau. Do đó, khi nuôi ấu trùng Zoea, thức ăn cần được cung cấp số lượng thích hợp,

đảm bảo cho việc lọc thức ăn của ấu trùng. Gợi ý tham khảo cho người nuôi đó là nên cho ăn ngày 6 bữa, liều lượng khoảng 2 – 5g / m3 / ngày. Mật độ thức ăn có thể tăng dần từ Z1 – Z3. Sau 2-3 ngày, ấu trùng Zoea sẽ phát triển thành ấu trùng Mysis.

 

Giai đoạn Mysis (M)

Ở giai đoạn Mysis, quá trình chuyển hóa được chia thành 3 giai đoạn phụ: M1, M2, M3, tùy vào nhiệt độ nước, thức ăn và sức khỏe của ấu trùng, thời gian chuyển đổi sẽ từ 24-28 giờ. Đặc tính của ấu trùng Mysis là sống trôi nổi, hay treo ngược mình trong nước.

Ấu trùng Mysis bắt mồi chủ động hơn, chủ yếu là động vật nổi (luân trùng, ấu trùng Nauplius Copepoda, Nauplius artemia,…), và vẫn có thể ăn tảo Silic ở giai đoạn M1, M2.

Ở giai đoạn này, liều lượng ăn cho ấu trùng là 3-8g/m3/ngày và chia ra 6 lần/ngày. Thêm vào đó, để hỗ trợ ấu trùng lột vỏ cứng cần cung cấp vitamin C và chất khoáng vào thức ăn với liều lượng thích hợp.

Nếu thấy ấu trùng Mysis chìm đáy, người nuôi cần tiến hành sục khí, ở cuối giai đoạn cần thay khoảng 30% nước, tiến hành xi phông.

Giai đoạn Postlarvae (PL)

Ở giai đoạn này, ấu trùng Postlarvae có đầy đủ các bộ phận của loài nhưng chưa hoàn thiện về sắc tố, nhánh trong anten 2 chưa kéo dài.

Ấu trùng Postlarvae bắt đầu hoạt động nhanh nhẹn và chủ động hơn, động vật nổi (Artemia, Copepoda, ấu trùng của giáp xác,…) là thức ăn chủ yếu ở giai đoạn này. Lưu ý rằng ở giai đoạn này, tôm có xu hướng ăn mồi sống nên trong quá trình nuôi nếu cho ăn thiếu N – Artemia, ấu trùng Postlarvae sẽ ăn thịt nhau.

Tuổi của ấu trùng Postlarvae được tính theo ngày, đầu giai đoạn PL sống trôi nổi, từ PL3 trở đi chúng sẽ chuyển dần sống dưới đáy, PL9-PL10 chúng chuyển sang sống đáy hoàn toàn.

Thời kỳ ấu niên, thiếu niên cho đến sắp trưởng thành

Hệ thống mang của tôm bắt đầu hoàn chỉnh, các sắc tố thân ngày càng hoàn thiện, chúng bắt đầu bò bằng chân, và dần dần ổn định tỷ lệ chân, thelycum và petasma. Tôm bắt đầu trưởng thành về mắt sinh dục, và ở những thời kỳ này sẽ xuất hiện sự sinh trưởng không đồng đều của 2 giới tính – cái lớn nhanh hơn đực.

Thời kỳ trường thành

Ở thời kỳ này, tôm bắt đầu tham gia vào quá trình sinh sản. Chúng có xu hướng sống xa bờ, ở nơi có độ trong cao và độ mặn ổn định.

Từ thời kỳ ấu niên đến trưởng thành, tôm thẻ chân trắng ăn tạp, đa phần là ăn động vật. Thức ăn của chúng là các động vật khác như giáp xác, động vật thân mềm, giun nhiều tơ và cá nhỏ.

Video vòng đời của Tôm thẻ chân trắng từ khi được sinh ra.

vòng đời tôm resized

Nguồn tham thảo:

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP

Dr. Amerneni Ravi Kumar Ravi Aqua Academy

Reference: FAO Training Manual
Shrimp Hatchery Design, Operation and Management
Được dịch bởi: Ks. Trần Thị Thuý Loan
—–o0o—–
Thức ăn an toàn sinh học cho tôm bố mẹ
Công ty TNHH Nguyên liệu Phúc Nguyên
Số điện thoại: 0968991118
Email: [email protected]
ĐC: 246/9B25 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 21, Quận Bình Thạnh, tp. Hồ Chí Minh.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *