Quy trình kỹ thuật sản xuất luân trùng nước mặn

Xưa nay, luân trùng được xem là thức ăn tự nhiên rất quan trọng trong sự phát triển của ấu trùng tôm cá, đặc biệt là ấu trùng cá biển do kích thước vừa miệng của ấu trùng, chúng phân bố đều trong nước với độ sinh sản rất nhanh.

Chuẩn bị giống luân trùng

Theo Trần Sương Ngọc, luân trùng Branchionus plicatilis thuộc dòng L, có kích thước nằm trong khoảng từ 100 – 340µm. Luân trùng giống được nuôi trong ống nghiệm thể tích 50ml với mật độ luân trùng là 2 con/ ml, đặt trên máy lắc, cường độ chiếu sáng 2000 lux. Thức ăn cho luân trùng là tảo chlorella cô đặc lượng 200µl/ ống nghiệm hoặc 4ml tảo tươi/ ngày. Thời gian khoảng một tuần sau, luân trùng có thể đạt mật độ 200 con/ ml và được sử dụng để cấy sang bể nuôi khác.

Luân trùng dưới góc nhìn của kính hiển vi

Luân trùng dưới góc nhìn của kính hiển vi 1

Luân trùng dưới góc nhìn của kính hiển vi 2

Luân trùng dưới góc nhìn của kính hiển vi

Quản lý chất lượng nước

Các chỉ tiêu về chất lượng cần được theo dõi liên tục và được kiểm soát trong giới hạn cho phép.

Chỉ tiêu Khoảng cho phép
Độ mặn 1 – 67ppt (chỉ số tối ưu là 30ppt)
Nhiệt độ 15 – 30
Độ pH 7.5 – 8.5
Ánh sáng 2000 lux (12h)
DO > 2 ppm
NH3 < 1 ppm
NO2 < 90 ppm

Thức ăn cho luân trùng

Tảo tươi, tảo khô và men bánh mì là thức ăn chính của luân trùng trong đó tảo tươi là loại cho năng suất luân trùng cao nhất. Tảo Chlorella sacchrophila hay được sử dụng nhất hiện nay vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều vitamin, EPA và DHA mà đặc biệt là nó có khả năng sinh ra chất kháng khuẩn chlorellin giúp hạn chế được mầm bệnh. Tảo khô cho năng suất luân trùng bằng 71% tảo tươi còn men bánh mì cho năng suất không cao.

Tảo Men bánh mì
Năng suất thu hoạch cao Năng suất thu hoạch thấp
Tốn thêm diện tích ao nuôi Không tốn thêm bể nuôi
Nhiều công lao động Ít tốn công
Dễ quản lý môi trường Khó quản lý môi trường
Không chủ động nguồn thức ăn Chủ động nguồn thức ăn
Ít nhiễm vi sinh vật Dễ nhiễm vi sinh vật

Hiện tại, mô hình nuôi luân trùng mật độ cao sử dụng tảo cô đặc rất phổ biến tại Việt Nam. Theo Fu và CTV có thể thu hoạch luân trùng 2 ngày/ lần với bể nuôi có thể tích 1m3. Thức ăn là tảo Chlorella, sản phẩm cô đặc với mật độ 15 tỉ tb/ ml được bơm liên tục nhằm đảm bảo nguồn thức ăn cho luân trùng. Mô hình nuôi này đang mang lại nhiều hiệu quả, đảm bảo lượng luân trùng cung cấp cho tôm cá, cũng như ổn định được chất lượng nguồn nước.

Bể nuôi luân trùng

Bể nuôi luân trùng

Cẩn phải theo dõi, kiểm tra luân trùng bằng kính hiển vi trong suốt quá trình nuôi nhằm phát hiện sớm các yếu tố gây ảnh hưởng đến năng suất nuôi luân trùng.

Theo: CESTI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *