QUÁ TRÌNH LỘT VỎ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM (phần 3)

Ngày nay, người ta đã phát hiện ra hàng trăm loại hormone, kiểm soát các quá trình hoạt động trong cơ thể người, và con số đó chưa dừng lại, với những hormone mới liên tục được phát hiện.
Trước kia người ta tưởng chỉ có tuyến nội tiết mới tiết ra hormone, nhưng giờ thì hóa ra ngay cả tế bào mỡ trong cơ thể cũng tiết ra hormone gọi là leptin. Leptin làm mất cảm giác đói, khiến người ta không muốn ăn nữa vì đã đủ năng lượng.
Cũng như tiểu đường type 1, bẩm sinh, có những người khiếm khuyết gene, ko tạo ra leptin, trở nên béo phì vì ko kiểm soát được mức năng lượng nạp vào cơ thể.
Cũng như tiểu đường type 2, kháng insulin, có những người ko đáp ứng với mức leptin được sinh ra, kháng leptin, và ăn uống vô độ, trở nên béo phì.
Vấn nạn béo phì, hóa ra ko phải chỉ là yếu tố lối sống, tâm lý, mà còn có gene điều khiển nội tiết tham gia tích cực vào.
Hệ nội tiết là một hệ thống vô cùng phức tạp và tinh tế, ko phải cứ dung nạp vô độ là đạt hiệu quả chữa trị. VD. ở 1 bệnh viện nam khoa nọ ở sài gòn, bác sĩ kê toa các thực phẩm chức năng, sâm, hormone androgen cho mọi bệnh nhân bất kể bệnh gì, một toa thuốc vài triệu đồng, trong khi dùng đúng thuốc chỉ mất một hai trăm ngàn tiền kháng sinh nếu chỉ là mụn nhọt, nhiễm trùng đơn giản, bác sĩ được lại quả 40-50% giá trị của 1 toa thuốc cơ mà, tội gì ko chặt chém bệnh nhân. Bệnh nhân thì cứ thấy sinh lý mạnh hẳn lên mà ko biết rằng, tuyến yên trong cơ thể, cho rằng androgen có nhiều quá rồi, ko cho các tuyến cấp dưới tiết ra androgen nội sinh nữa, bệnh nhân ngưng dùng thuốc thì yếu sinh lý lại càng nặng hơn.
Trở lại với tôm, hệ nội tiết của tôm là bậc thấp, chỉ có vài hệ thống như sau :
– cơ quan X nằm trong tuyến xoang phức hợp ở cuống mắt (X-Organ-Sinus Gland Complex), có hormone CHH, MIH, GIH, hormone sắc tố RCPH.
– cơ quan Y nằm trong tuyến trên hàm có hormone lột ecdysteroid
– cơ quan dưới hàm (Mandibular Organ) có hormone methyl farnesoate
– Ngoài ra tôm còn tuyến sau thực quản (postcommissural organs – PCO) để giải phóng hormone sắc tố,
tuyến ngoài tim để kích hoạt nhịp tim (Pericardial Organ – PO),
tôm đực có tuyến hormone sinh dục đực,
tôm cái có buồng trứng là tuyến hormone sinh dục cái.
Hơn 100 năm trước, Zeleny (1909) đã nhận thấy tôm bị cắt mắt, sẽ lột liên tục, đến Smith (1940), Panouse (1943) lập lại thí nghiệm và thấy tôm cái sẽ động dục trở lại sau cắt mắt. Đó là do hormone ức chế lột – MIH và hormone ức chế tính dục – GIH, nằm trong cơ quan X ở cuống mắt đã bị cắt mất.
Cơ quan Y sản xuất ra hormone lột ecdysteroid (ecdysone), ko còn bị kiềm tỏa, sẽ làm cho tôm lột liên tục.
Buồng trứng ko còn bị hormone GIH ức chế, sẽ phát triển to, chuẩn bị 1 chu kỳ sinh sản mới.
Thiên nhiên ko hề thừa thãi khi tạo ra hormone ức chế MIH và GIH, khi con tôm đủ lớn đủ khỏe, nó sẽ lột, còn bị cắt mắt hay bị kích lột, chưa đủ lớn, chưa đủ khỏe, thì tất nhiên lột xong, sẽ yếu ớt, đà tăng trưởng sẽ chậm lại và dễ sinh bệnh. Khi con tôm mẹ phục hồi hoàn toàn sau đẻ trứng, nó sẽ đi vào chu kỳ sinh sản mới, còn cắt mắt, nó sẽ bắt đầu ngay chu kỳ mới, dĩ nhiên ép đẻ thì trứng không thể tốt và nhiều như đẻ tự nhiên, vì vậy tôm sau cắt mắt chỉ 2-3 chu kỳ đẻ trứng là kiệt quệ, thải ra giá rẻ cho các trại giống nhỏ mua về ép đẻ vớt vát, tôm xấu, chết non là đây
Nguồn: Anh Nguyễn Bảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *