Đánh giá chất lượng tôm giống

Chất lượng tôm giống (PL) là yếu tố quyết định sự thành công của một trại nuôi tôm. Một số tiêu chí được thiết lập được sử dụng để đánh giá chất lượng PL như: nguồn gốc PL và uy tín của trại giống, đánh giá trực quan, kiểm tra sức chịu đựng và các xét nghiệm khác nhau để phát hiện mầm bệnh. Sử dụng nghiêm ngặt các tiêu chí đánh giá chất lượng PL trong đánh giá và lựa chọn tôm giống trước khi thả nuôi, cùng với quy trình nuôi hợp lý là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sản xuất và lợi nhuận của trại nuôi tôm.

Giảm stress cũng là ưu tiên hàng đầu trong quá trình thu hoạch PL tại trại giống, vận chuyển đến trại nuôi và thả giống, vì khi vật nuôi bị stress được thả vào môi trường mới, nơi có nhiều yếu tố bất lợi cho PL, có thể làm cho PL ít có khả năng sống sót hoặc mang mầm bệnh trong quá trình phát triển, giảm tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm, làm giảm hiệu suất và lợi nhuận của trang trại.

Đánh giá chất lượng PL

1. Đánh giá trực quan

Các tiêu chí sau đây để đánh giá chất lượng PL đã được sử dụng từ lâu trong ngành: tuổi, kích thước và cách phân đàn, cách hoạt động, tỷ lệ và mức độ biến dạng hình thái, màu sắc, ….

Ngoài ra, có thể dùng kính hiển vi để kiểm tra sự biến dạng hình thái, đường ruột, gan tụy, và tình trạng hoại tử.

2. Kiểm tra sức chịu đựng của PL

Sức khỏe PL từ các trại giống khác nhau hoặc các lô khác nhau có thể có sự khác biệt đáng kể. Thời gian thích nghi với môi trường mới của PL phụ thuộc vào sức khỏe của nó, PL khỏe mạnh có thể thích nghi nhanh hơn so với những con yếu hơn. Các phương pháp kiểm tra sức chịu đựng khác nhau đã được sử dụng để xác định sức khỏe của PL. Những thử nghiệm này thường được thực hiện bằng cách sốc nhiệt, độ mặn hoặc hóa chất (thường sử dụng formalin) trong 1 đến 4 giờ và đếm số PL còn sống.

Phương pháp kiểm tra sức chịu đựng được sử dụng rộng rãi là cho 100-200 PL vào bể chứa, độ mặn và nhiệt độ của nước đồng thời được hạ xuống tương ứng xuống 20 ppt và 10oC trong 4 giờ. Đối với phương pháp gây sốc bằng hóa chất, cho PL vào dung dịch chứa 100 – 150 ppm formalin. PL đạt chất lượng cao nếu tỷ lệ sống đạt 80 đến 100%, PL có thể sử dụng được nếu tỷ lệ sống sót từ 60 đến 79% và nếu tỷ lệ sống dưới 60%, thì lô PL có thể bị hủy hoặc tiếp tục theo dõi tại trại giống vài ngày.

3. Xét nghiệm PCR

Ngành nuôi tôm trên toàn cầu bị ảnh hưởng lớn trong ba thập kỷ qua bởi sự bùng phát của một số dịch bệnh, gây ảnh hưởng đáng kể đến các ngành công nghiệp ở một số quốc gia. Do đó, xét nghiệm PCR đã trở thành một công cụ chính để đánh giá tình trạng sức khỏe của PL tôm trước khi rời trại giống. Đây được xem là một thủ tục quan trọng, như là một phần của chiến lược sản xuất an toàn sinh học tổng thể.

Trên đây là một số phương pháp cơ bản để đánh giá chất lượng tôm giống. Việc thả tôm giống có chất lượng cao, khỏe mạnh và không có mầm bệnh, là rất quan trọng đối với sự thành công của vụ tôm. Có một số tiêu chí được thiết lập được sử dụng để đánh giá chất lượng PL như: kiểm tra nguồn gốc PL và uy tín của trại giống, đánh giá trực quan, kiểm tra sức chịu đựng và các xét nghiệm khác nhau để phát hiện mầm bệnh.

Sự chuyển đổi từ điều kiện trại giống sang điều kiện nuôi như bể và ao, nơi điều kiện nước có thể thay đổi liên tục hoặc không dự đoán được (ngày/đêm, nắng/mưa) trong suốt chu kỳ sản xuất có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe PL. Do đó, cần phải chuyển đổi dần dần và giảm stress theo các quy trình thích nghi thích hợp.

Việc sử dụng nghiêm ngặt các tiêu chí đánh giá chất lượng PL trong đánh giá và lựa chọn những con giống chất lượng để thả nuôi, cùng với một quy trình nuôi dưỡng cẩn thận và hợp lý sẽ góp phần làm nên một vụ tôm bội thu.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *