Mặc dù nhiều người nghĩ rằng tôm bố mẹ không liên quan tới ngành nghề kinh doanh của họ, nhưng tôi lại không thấy vậy. Chất lượng của tôm bố mẹ có thể tạo nên một mùa vụ thành công hoặc phá vỡ đi nó: nguồn di truyền tốt hơn có thể làm giảm biến động và rủi ro, đồng thời đem lại lợi ích ổn định cho toàn ngành. Vì vậy, tôi rất vui vì bạn đọc blog này.
Trong báo cáo về tôm bố mẹ L.vannamei năm 2019 của tôi, tôi đã bao quát thị trường tôm bố mẹ thẻ L.vannamei và các công ty quản lý nó.
Trong blog này, tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cập nhật về hoạt động của thị trường và các nhà cung cấp tôm bố mẹ lớn nhất. Hãy đọc và tôi biết suy nghĩ của bạn nhé!
Chân thành cảm ơn Robin Pearl, (American Penaeid Inc. (API)), David Leong (Shrimp Improvement Systems (SIS)), David Dason (Hendrix Genetics- Kona Bay), Ricado Melo (Syaqua), Francisco Saraiva Gomes (Occean 14 Capital), Carlos Pinade (Blue Genetics), and Robin Mclntosh (CP Foods) đã chia sẽ những hiểu biết đầy giá trị.
API QUAY TRỞ LẠI CON SỐ TRƯỚC COVID VÀ CÓ KHẢ NĂNG TRỞ THÀNH NHÀ SẢN XUẤT TÔM BỐ MẸ THẺ L.VANNAMEI LỚN NHẤT THẾ GIỚI.
Robin Pearl, chủ sở hữa và giám đốc điều hành của American Penaeid Inc. (API), cho tôi biết rằng những thách thức về mặt logistics liên quan tới Covid 19 đã khiến xuất khẩu của API giảm từ 330.000 con vào năm 2019 xuống còn 277.000 năm 2020. Công ty đã điều chỉnh chiến lược và tăng xuất khẩu lên 535.000 con vào năm 2021. Một phần của sự tăng này là do API đã cung cấp cho khách hàng của họ tôm post bố mẹ (PPL) thay vì tôm bố mẹ trưởng thành. Điều này giúp giảm chi phí vận chuyển, cho phép sử dụng vận tải hàng không hiệu quả hơn, đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tỷ lệ sống của PPL thấp hơn so với tôm bố mẹ. Do đó, thật khó để ước tính số lượng tôm thật sự của API đã được đưa vào làm tôm bố mẹ trưởng thành trong trại giống. Nhưng chúng ta có thể giả định một cách an toàn rằng API ít nhất đã quay trở lại con số ít nhất giống với năm 2019.
Hình 1: Các công ty sản xuất giống đã sử dụng Linkedin để cho thế giới thấy cách vận chuyển tôm giống của họ, cũng như cách hoạt động của nó. Robin Pearl của API là một trong những người hoạt động tích cực nhất trên Linkedin, anh ấy đăng tải dòng hình ảnh Dragon ™ mới trong lĩnh vực này.
Một trong những động lực chính giúp API mở rộng thị trường là sự ra mắt của dòng Dragon ™ mới. Theo Robin hiệu suất của nó đang vượt mong đợi, Trung Quốc cho đến này vẫn là thị trường lớn nhất của API, dòng tôm mới này được tung ra thị trường lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2021, và nó có tỷ lệ sống cao ngay cả trong thị trường bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Người nuôi cho biết rằng nó có tốc độ tăng trưởng tốt, FCR thấp và khả năng sinh sản được cải thiện nhiều. Robin hy vọng rằng dòng Dragon ™ sẽ giúp API tiếp tục thống trị thị trường Trung Quốc, đồng thời thâm nhập vào thị trường Ấn Độ và Indonesia. Trong các thị trường này, API sẽ nhắm đến các mục tiêu cụ thể đến các trại giống và trang trại bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch, những trại này sẽ nhận được nhiều tác động tích cực mạnh mẽ vượt trội và sự phát triển thích hợp của dòng Dragon.
Bất chấp thực tế là các đối thủ đang nhắm đến khách hàng của API bằng các sản phẩm cạnh tranh, Robin tin rằng cách tiếp cận di truyền học sẽ giúp anh ấy thành công. Thay vì cố gắng tìm kiếm nguyên nhân tôm hoạt động tốt giống như cách mà các đối thủ đang làm thông qua chọn lọc bộ gen, Robin tiếp tục tập trung vào việc tìm kiếm những con tôm hoạt động tốt và xác định bố mẹ của chúng để tạo ra những thế hệ con post hiệu suất cao.
Tất cả các vấn đề di truyền được thực hiện ở phòng thí nghiệm DNA ở Florida đều mang lại lợi thế cho API hơn so với những đối thủ khác sử dụng bên thứ ba nhà cung cấp dịch vụ. Trong 3 năm qua, API đã xác định kiểu gen cho hơn 1 triệu con tôm, nhiều hơn bất kì đối thủ cạnh tranh nào. Theo Robin di truyền học là trò chơi của những con số: bạn thử nghiệm càng nhiều thì áp lực chọn lọc càng cao.
API TIẾP TỤC THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC NHƯNG DÒNG TÔM CÓ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CAO CỦA SIS VÀ HENDRIX CỦA GENERTICS – KONA BAY MỚI LÀ DÒNG THU HÚT SỰ CHÚ Ý.
Năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu 600.000 con tôm thẻ chân trắng bố mẹ: 300.000 nhập khẩu qua đường hợp pháp và số còn lại nhập lậu. Các công ty lớn như Haid và Evergreed đã sản xuất 400.000 con tôm bố mẹ khác trong nước. Điều này nâng tổng số tôm thẻ L.vannamei bố mẹ được sử dụng ở Trung Quốc lên 1.000.000 con. Sản lượng tôm nuôi trên mỗi tấn lớn hơn nhiều so với các nước như Ấn Độ và Việt Nam, điều này có thể liên quan tới vấn đề dịch bệnh và quy mô thu hoạch nhỏ nhắm vào thị trường tươi sống trong nước.
Hình 2: tôm bố mẹ ở Hendrix Genetics – Kona Bay được xử lý vì an toàn sinh học
Vào năm 2020, báo cáo hợp pháp của Trung Quốc cho thấy nhập khẩu tôm bố mẹ trị giá 20 triệu đô la, tăng từ 15 triệu đô la năm 2019. Với chi phí cho mỗi con tăng khoảng 50 đô la, và có thể là 65 đô la, tôi cho rằng tổng số tôm tương đối ổn định. Tuy nhiên, vào năm 2021, nhập khẩu tôm bố mẹ từ tháng 1 đến tháng 11 chậm hơn năm 2020 gần 5 triệu đô la, trong khi chi phí cho mỗi con không thay đổi nhiều. Điều này phù hợp với tác động dự kiến của việc đóng cửa các tuyến vận chuyển. Một trong những nguồn tin của tôi đã đề cập rằng, tháng 4 năm 2022, các tuyến đường vận chuyển hợp pháp qua Hong Kong và Thượng Hải sẽ bị đóng cửa và chỉ có các tuyến đường qua Guong Dao là vẫn còn mở cửa.
Tất cả các vấn đề về buôn lậu chỉ là tin đồn và khó xác minh. Tuy nhiên, vẫn có một số tin đồn về các tuyến đường vận chuyển tôm bố mẹ trưởng thành, cụ thể là liên quan đến các chuyến hàng PPL từ Bắc và Nam Mỹ vào Trung Quốc. Vận chuyển PPL thay vì tôm bố mẹ trưởng thành cho phép giảm chi phí và giải quyết được những vấn đề còn hạn chế khi vận chuyển bằng đường hàng không. Các chuyến hàng từ Nam Mỹ sẽ đặc biệt thú vị vì những con tôm này không phải dòng SPF. Các lô hàng PPL khiến việc ước tính tổng số tôm nhập khẩu vào Trung Quốc trở nên vô cùng khó khăn vì tỷ lệ sống và giá trị của PPL không rõ ràng.
Về tỷ trọng nhập khẩu, có chút không chắc chắn rằng liệu bối cảnh có thay đổi hay không.API tuyên bố rằng dòng Dragon mới của họ vô cùng phổ biến ở Trung Quốc và việc triển khai dòng tôm mới này đã giúp họ tiếp tục là một trong những nhà cung cấp tôm bố mẹ lớn nhất cho Trung Quốc. Tuy nhiên, các nguồn tin khác nhau xác nhận rằng cả công ty Hendrix Genetics – Kona Bay, Shrimp Improvement System (SIS) đều đã tăng lượng xuất khẩu của họ sang Trung Quốc. Blue Genetics cũng vậy, họ đã chuyển sang Trung Quốc khi mất quyền tiếp cận thị trường Ấn Độ. Việc tăng thị phần của 3 công ty này có thể do CP Foods đã nỗ lực để bán dòng tôm tăng trưởng nhanh của họ do tỷ lệ dịch bệnh phổ biến ở hầu hết các vùng nuôi của Trung Quốc.
SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT TÔM BỐ MẸ CỦA SIS ĐÃ TĂNG LÊN 346.000 CON VÀO NĂM 2021 VÀ HY VỌNG SẼ PHÁT TRIỂN HƠN NỮA LÊN ĐẾN 400.000 CON VÀO NĂM 2022
Cũng giống như API, SIS cũng đã vật lộn với logistics trong thời covid-19, đặc biệt là ở Hawaii. Tuy nhiên, Giám đốc điều hành David Leong đã tuyên bố rằng từ năm 2019, SIS đã tăng trưởng liên tục về sản lượng sản xuất tôm bố mẹ : 291.000 con vào năm 2020, 346.000 con vào 2021 và ước tính 400.000 con vào năm 2022.
SIS tiếp tục vận chuyển từ 2 cơ sở của mình ở Florida và Hawaii. Hawaii chiếm phần lớn doanh thu nhưng với bốn dòng gen khác nhau trên thị trường, có nghĩa là chúng được phân chia giữa hai cơ sở thay vì có mỗi dòng tại một cơ sở. Ấn Độ và Việt Nam vẫn là thị trường lớn nhất của SIS với thị phần lần lượt là 52% và 54% vào năm 2021. Florida cung cấp chủ yếu cho Ấn Độ, trong khi Hawaii phần lớn cung cấp cho Việt Nam.
Theo David, SIS đã làm việc liên tục để cải thiện hiệu suất của dòng tôm mới nhằm tăng cao khả năng chịu đựng và tốc độ tăng trưởng. Hiện dòng tôm mới này đang trở nên vững chãi tại chắc tại cái thị trường trọng điểm của SIS. Các nhóm bán hàng tại địa phương của David phối hợp chặt chẽ với khách hàng để xác định ra dòng tôm phù hợp nhất với bối cảnh cụ thể của địa phương. Điều này không xảy ra ở cấp quốc gia mà xảy ra ở cấp khu vực hoặc ở một số hộ nuôi lớn, thậm chí ở cấp công ty. David đặc biệt đẩy mạnh việc tăng doanh số bán hàng vào Trung Quốc. Dòng tôm mới của SIS đã được khách hàng của SIS đón nhận và doanh số bán hàng đã tăng gấp đôi liên tiếp kể từ năm 2020. Lưu ý đến quy mô của thị trường tôm bố mẹ ở Trung Quốc, David hy vọng rằng việc thâm nhập sâu hơn vào thị trường này sẽ góp phần thực hiện hóa tham vọng phát triển của mình.
Tham khảo về Hendrix Genetics – Công ty liên doanh BMC của Kona Bay vừa được công bố ở Ấn Độ với Sapthagiri Group, David thừa nhận rằng Hendrix Genetic- Kona Bay có một chiến lược tuyệt vời để hoạt động gần với thị trường mục tiêu càng tốt. Vì ngành logistics hàng không vẫn còn nhiều thách thức trong tương lai gần, chắc chắn SIS cũng sẽ xem xét đến chiến lược này. Cho đến này mối quan tâm chính của SIS là liệu ở các quốc gia như Ấn Độ hay Việt Nam có thể thành lập BMC để duy trì mức độ an toàn sinh học cao cần thiết để duy trì tình trạng SPF cho động vật của họ hay không. Tuy nhiên, nhìn vào thách thức của logistics ngày nay và chi phí vận chuyển cực cao, SIS đang nghiêm túc xem xét việc sản xuất với số lượng có hạn ở nước ngoài để khắc phục những khó khăn này.
VIỆT NAM BÁO CÁO ĐÃ NHẬP KHOẢNG 200.000 CON TÔM THẺ L.VANNAMEI VÀO NĂM 2021.
Vào năm 2021, chính phủ Việt Nam đã tuyên bố rằng cần khoảng 250.000 con tôm bố mẹ để duy trì sản xuất tôm post (PL) cho ngành nuôi tôm của mình. Khoảng 210.000 con nhập khẩu, còn lại được sản xuất trong nước. Trong khi nhu cầu tôm bố mẹ có thể tăng trong vài năm tới cùng với tham vọng tăng sản lượng tôm nuôi của Việt Nam, nhập khẩu tôm bố mẹ dự kiến sẽ không tăng thêm nữa. Sản xuất tôm bố mẹ trong nước của khu vực tư nhân và các chương trình nhân giống do chính phủ hỗ trợ sẽ tạo điều kiện thúc đẩy ngành này phát triển hơn nữa.
Mặc dù chính phủ Việt Nam không công bố số lượng nhập khẩu tôm bố mẹ trên toàn quốc, nhưng trong một bài báo gần đây, chính phủ đã tóm tắt tình hình nhập khẩu năm 2021. Tôm bố mẹ nhập khẩu gần như là hoàn toàn là tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc Mỹ và Thái Lan. SIS chiếm thị phần 53,5%, trong khi CP Foods Thái Lan chiếm 20%. Phần còn lại báo cáo chủ yếu là của Hendrix Genetics – Kona Bay, và ở một mức độ thấp hơn bởi Viện Đại Dương của đại học Hawaii Pacific, Top Aqua, American Penaeid, Syaqua, và Molokai Sea Farm.
Khoảng 20.000 con tôm bố mẹ được cho là của Việt Úc (nhà sản xuất giống hàng đầu của Việt Nam) sản xuất trong nước, điều hành chương trình nhân giống riêng của mình. Việt Úc chỉ sử dụng tôm bố mẹ cho trại giống của họ và không bán cho các trại giống của bên thứ ba. Mặc dù tổng số tôm nhập khẩu và sản xuất trong nước tăng nhẹ, nhưng thị phần của các nhà cung cấp tôm bố mẹ vẫn tương đối ổn định.
Trong khi một lượng nhỏ tôm sú P.monodon bố mẹ được nhập khẩu hoặc sản xuất từ PPL nhập khẩu, thì hầu hết post sú P.monodon vẫn được sản xuất từ những con tôm được đánh bắt tự nhiên. Chính phủ Việt Nam báo cáo rằng vào năm 2021, khoảng 5.000 con tôm sú bố mẹ P.monodon đã được nhập khẩu. Ngoài ra, có khoảng 20.000 con tôm bố mẹ được sản xuất bởi Moana Ninh Thuận ( đơn vị nhận PPL từ Moana Technologies ở Hawaii). Mặc dù Việt Úc đang thực hiện chương trình nhân giống P.monodon cho riêng mình, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào về việc sử dụng thương mại những con tôm bố mẹ này.
HENDRIX GENETICS- KONA BAY THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA MÌNH ĐỂ THIẾT LẬP BMCS ĐỂ GẦN KHÁCH HÀNG HƠN.
Mặc dù Hendrix Genetics – Kona Bay đã từ chối cung cấp con số chính xác về doanh số bán tôm bố mẹ của mình, nhưng họ cung cấp một số thông tin chi tiết thú vị về sự hiện diện của công ty tại các thị trường Châu Á đã phát triển. Theo David Danson, từ năm 2019 đến năm 2022, nguồn cung tôm bố mẹ cho Châu Á đã tăng gần 50% và công ty dự đoán sẽ tăng trưởng thêm 15-20% vào năm 2023. Nhìn vào những con số đã công bố trong báo cáo tôm bố mẹ năm 2019, điều này có nghĩa là vào năm 2022, Hendrix Genetics sẽ bán khoảng 270.000-330.000 con cho thị trường Châu Á.
Hình 5: Trung tâm nhân giống hiện tại của Kona Bay Indonesia
Sự phát triển nhất của Hendrix Genetics- Kona Bay là việc thành lập Kona Bay Indonesia, một liên doanh với JAPFA. Kona Bay Indonesia là BMC nhập khẩu PPL từ Hawaii và nuôi những con post này thành tôm bố mẹ trước khi bán cho các trại giống địa phương. Theo Daivd, Kona Bay Indonesia đã tăng khách hàng từ 9 lên 32 trại giống kể từ khi cung cấp tôm bố mẹ tại địa phương. Công ty mới bắt đầu hoạt động tại một cơ sở hiện có và nâng sản xuất từ 60.000 lên 80.000 tôm bố mẹ trong năm đầu tiên. Một cơ sở mới hiện đang được hoàn thiện ở Bali sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay và có khả năng sản xuất 100.000 con mỗi năm. Cơ sở này được xây dựng theo mô-đun để có thể mở rộng quy mô sản xuất khi ngành tôm nuôi ở Indonesia ngày càng phát triển. Với sự thiết lập này, Hendrix Genetics – vị trí thống trị nhập khẩu tôm bố mẹ của Kona Bay sẽ phát triển hơn nữa trong vài năm tới.
Đầu năm nay, Hendrix Genetics- Kona Bay đã công bố liên doanh với Sapthagiri Group, một trong những nhà khai thác tôm giống lớn nhất ở Ấn Độ với thị phần khoảng 20% tổng thị trường tôm bố mẹ. Cũng giống như ở Indonesia, David giải thích rằng BMC có khả năng sản xuất 100.000 con tôm bố mẹ hằng năm và nhằm mục đích không chỉ cung cấp cho các trại giống của Sapthagiri, mà còn các trại giống khác đang tìm kiếm nguồn tôm bố mẹ có năng suất cao và giá cả phải chăng được sản xuất tại địa phương. BMC ở Ấn Độ cũng được xây dựng theo mô-đun và sản xuất có thể được mở rộng khi nhu cầu tăng lên. BMC nên giúp Hendrix Genetics- Kona Bay và Sapthagiri vượt qua các hạn chế về năng lực của cơ sở Kiểm dịch Nuôi trồng Thủy Sản của Ấn Độ và các thách thức hậu cần khác, bao gồm cả chi phí gia tăng. Theo David, khách hàng ở Ấn Độ đã thích sản phẩm này, nhưng rủi ro phải đưa vào danh sách chờ khi đã vào vụ tôm là điều mà họ không thể chấp nhận được. Với tất cả các lợi thế của các cơ sở sản xuất tại địa phương, Hendrix Genetics- Kona Bay hy vọng sẽ tăng thị phần ở Ấn Độ bằng cách giảm lượng hàng tồn và thu hút khách hàng mới khi BMC đi vào hoạt động vào năm 2023.
Bên cạnh việc mở rộng ở Indonesia và Ấn Độ vào năm 2020, Hendrix Genetics- Kona Bay cũng tái gia nhập thị trường Trung Quốc, quốc gia này hiện đã trở thành thị trường lớn thứ ba của công ty.
KONA BAY INDONESIA THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TRONG KHI CHÍNH PHỦ MUỐN KHÔI PHỤC CHƯƠNG TRÌNH NHÂN GIỐNG.
Năm 2021, các nguồn tin của tôi ước tính rằng lượng nhập khẩu tôm bố mẹ lên 100.000 con. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau và thật khó để có được một con số chính xác. Con số này tăng nhẹ so với năm 2019, khi tôi ước tính số lượng nhập khẩu tôm bố mẹ khoảng 85.000 con và nó sẽ phù hợp với xu hướng tích cực của sản xuất tôm đang tăng.
Không có nhiều thay đổi về thị phần của Indonesia từ năm 2019. Nhìn vào số lượng nhập khẩu tôm bố mẹ, Hendrix Genetics- Kona Bay đã tăng thị phần từ khoảng 50% vào năm 2019 lên khoảng 60% vào năm 2021. Thị phần của SIS giảm từ 30% vào khoảng 2019 xuống khoảng 20% vào 2020. Đây rất có thể là kết quả của việc CP Prima ngày càng tập trung vào kinh doanh thức ăn chăn nuôi và ít tập trung hơn vào các hoạt động sản xuất giống, chăn nuôi và chế biến. CP Prima vẫn là khách hàng duy nhất của SIS của Indonesia. SyAqua, API và Benchmark vẫn tiếp tục hoạt động tích cực tại thị trường Indonesia nhưng đến nay thị phần của họ vẫn còn thấp.
Hiện nay, thay đổi lớn nhất ở Indonesia mà tôi nhận thấy so với năm 2019 là Hendrix Genetics- Kona Bay nhập khẩu PPL từ cơ sở của họ ở Hawaii và sản xuất tôm bố mẹ ở địa phương trong hoạt động liên doanh với JAPFA. Theo Hendrix Genetics- Kona Bay cơ sở hiện tại đang hoạt động ở công suất tối đa và sản xuất khoảng 80.000 con mỗi năm. Cơ sở mới ở Bali sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay,có thể sản xuất 100.000 con tôm bố mẹ hàng năm và có thể tăng lên khi có nhu cầu. Hendrix Genetics- Kona Bay cung cấp cho các trại của JAPFA trên khắp đất nước, nhưng cũng bán cho hơn 30 trại giống khác.
Với vị trí thống lĩnh thị trường của Hendrix Genetics- Kona Bay như hiện tại, sẽ luôn có các trại giống và nông dân tìm kiếm các loại di truyền khác nhau. Đặc biệt, là với sự phổ biến của dịch bệnh, một số nông dân đã sử dụng các dòng tôm mới có khả năng chống chịu cao ở các công ty như API và Benchmark, cả hai đều dần phát triển sự hiện diện của mình ở Indonesia. Trong vài năm tới, sẽ có nhiều trại giống và nông dân sử dụng nguồn gen của API và Benchmark hơn nếu Hendrix Genetics- Kona Bay và SIS không chứng minh được rằng con giống của họ có thể thành công trong các trại bị ảnh hưởng nhất bởi dịch.
Hình 6: Trung tâm nhân giống BPIU2K ở Bali Indonesia
Nhập khẩu tôm bố mẹ vào Indonesia được bổ sung bởi sản xuất địa phương từ BPIU2K (một chương trình nhân giống do chính phủ sở hữu), Global Gen (một chương trình tư nhân trên Lombok) và Prima Larvae (một chương trình nhân giống tư nhân hoạt động từ Sumatra và Bali và được biết là sản xuất tôm bố mẹ thế hệ F2/F3). Không rõ các chương trình này sản xuất bao nhiêu tôm bố mẹ và xu hướng sản xuất ngày nay là gì. Tuy nhiên, một thông báo gần đây từ chính phủ Indonesia đã làm rõ sản xuất trong nước sẽ tiếp tục là một vấn đề.
Chính phủ đã kí một thỏa thuận với Viện Đại dương của Đại học Thái Bình Dương Hawaii để khôi phục lại chương trình nhân giống tại BPIU2K ở Bali. Chính phủ đã chỉ định hai trong các số cơ sở của mình làm BCM, Viện Đại dương sẽ hỗ trợ chính phủ thiết kế một chương trình nhân giống để sản xuất tôm bố mẹ địa phương chất lượng cao và điều đó sẽ khiến Indonesia ít phụ thuộc vào nhập khẩu hơn. Tôi tò mò muốn biết chương trình này phát triển như thế nào.
OCEAN 14 CAPITAL MUA LẠI PHẦN LỚN CỔ PHẦN CỦA SYAQUA VÀ CHO BIẾT ĐÂY CHỈ MỚI LÀ KHỞI ĐẦU KHI HỌ THAM GIA VÀ NGÀNH TÔM
Hãy cùng đến với những tin tức thú vị nhất về bản cập nhật này. SyAqua, thuộc sở hữu của tập đoàn Golden Spring có trụ sở tại Thụy Sĩ trong nhiều năm, đã giới thiệu một nhà đầu tư mới chiếm phần lớn cổ phần trong công ty.
Ocean 14 Capital là quỹ đầu tư cổ phần cho sự tăng trưởng được thành lập vào năm 2019 và đầu tư vào 5 ngành trọng điểm liên quan tới đại dương. Nuôi trồng thủy sản là một trong số đó. Với gói quỹ 200 triệu euro đầu tiên, tập đoàn đặt mục tiêu thực hiện khoảng 20-25 khoản đầu tư vào 10-12 nền tảng tăng trưởng cho các ngành liên quan tới biển và đại dương. Ocean 14 Capital tập trung vào tăng trưởng vào sử dụng tính linh hoạt của mình với các cơ cấu đầu tư để hỗ trợ cả kế hoạch tăng trưởng hữu cơ và vô cơ.
Francisco Saraiva Gomes, Đối tác sáng lập và giám đốc điều hành của Ocean 14 Capital, cho biết khoản đầu tư vào quỹ vào SyAqua là bước đầu tiên vào ngành tôm, nhưng sẽ không phải là điểm đến cuối cùng.
Ocean 14 Capital tập trung vào lợi ích và tăng trưởng hơn nữa sự thay đổi mang tính hệ thống trong ngành tôm bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ miễn phí có thể cải thiện hiệu quả và tính bền vững của nghề nuôi tôm. Piers Lakin, cộng sự cấp cao tại Ocean 14 Capital và là người phụ trách giao dịch cho Syaqua cho biết: chúng tôi muốn đóng góp vào sự thay đổi có hệ thống bằng cách sử dụng công nghệ để đẩy nhanh sự đổi mới trong chăn nuôi và tăng cường sản xuất. Tại Syaqua chúng tôi đặt mục tiêu phát triển một công ty mới ở quy mô lớn để cung cấp các công nghệ nuôi tôm bền vững.
Từ chối đưa ra số tiền chính xác, Piers đề cập rằng Ocean 14 Capital sẽ đầu tư hơn 15 triệu đô la vào SyAqua. Khoản đầu tư đó sẽ cho phép SyAqua mở rộng bước tiến của mình bằng đầu tư vào các dịch vụ dinh dưỡng, dữ liệu, tự động hóa và môi trường. Theo Piers đây là những loại công nghệ liên quan đến hoạt động kinh doanh di truyền của SyAqua, có thể hỗ trợ hoạt động chăn nuôi lên một tầm cao mới và là một phần của ngành tôm bền vững trong tương lai.
BÁO CÁO CỦA ẤN ĐỘ GHI NHẬN SỐ LƯỢNG NHẬP KHẨU TÔM BỐ MẸ CHO VỤ NUÔI ĐẦU TIÊN NĂM 2022
Khó khăn trong việc đưa ra triển vọng sản xuất tôm của Ấn Độ là trong các bên liên quan trong ngành ở địa phương dự đoán rằng những thách thức về dịch bệnh sẽ có tác động tiêu cực đến sản xuất nói chung, thì sản lượng nói chung thường vượt quá mong đợi của mọi người. Điều này có thể là do các bên liên quan trong ngành muốn ngăn việc giá bị tuột giảm, nhưng cũng có thể liên quan tới việc Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn nên khó có thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh.
Tôi muốn nghĩ rằng việc nhập khẩu tôm bố mẹ là một dấu hiệu tốt cho việc sản xuất sắp tới. Mặc dù thời gian nhập khẩu tôm bố mẹ và thu hoạch tôm bị trì hoãn từ 3-5 tháng, và nhiều vấn đề có thể xảy ra trong thời gian đó. Nhập khẩu tôm bố mẹ cho thấy ngành công nghiệp kỳ vọng như thế nào vào nhu cầu tôm giống cho vụ nuôi sắp tới. Bán giá cao tại các trang trại vào cuối năm ngoái và những tháng đầu năm cho thấy các doanh nghiệp nhập tôm bố mẹ đã kỳ vọng vào sự hào hứng thả nuôi của nông dân cho vụ đầu tiên. Nhập khẩu tôm bố mẹ từ tháng 11 đến tháng 2 đạt 125.000 con, cao hơn nhiều so với 3 năm trước đó. Nông dân đã bắt đầu thu hoạch tôm bố mẹ từ cuối tháng 4 trở đi, do đó giá đã giảm.
Biểu đồ 2: tổng nhập tôm bố mẹ trong vụ đầu tiên của năm từ 2018/2019 đến 2020/2021
Về nhà cung cấp, năm 2021, SIS đã mất một chút thị phần. Trong khi Hendrix Genetics- Kona Bay chiếm một ít trong số đó, phần lớn nhất được chiếm bởi các nhà cung cấp nhỏ như SPD, Benchmark, Syaqua và API. Trong 4 tháng đầu năm nay 2022, chiếm gần 10% thị phần và khiến thị phần của SIS giảm xuống chỉ còn 45%. Một nhà điều hành trại giống ở Ấn Độ xác nhận rằng tôm bố mẹ của Benchmark đã được các trại giống và người nuôi đón nhận, họ đánh giá cao tỷ lệ sống và tỷ lệ tăng trưởng.
Biểu đồ 3: Thị phần nhà cung cấp tôm bố mẹ ở Ấn Độ từ 2019-2022
BLUE GENETICS CÓ TRỤ SỞ TẠI MEXICO VÀ SEA PRODUCE DEVELOPMENT (SPD) CÓ TRỤ SỞ TẠI TEXAS HỢP NHẤT THÀNH BLUE GENETICS GLOBAL
Blue Genetics, một công ty ở Mexico của French Groupe Grimaud, gần đây đã thông báo hợp nhất với Sea Product Development có trụ sở tại Texas. Cả hai công ty đều được đề cập trong báo cáo về tôm bố mẹ năm 2019 của tôi. Blue Genetics từng xuất khẩu khoảng 40.000- 50.000 con tôm bố mẹ hàng năm từ Mexico đi các nước như Ấn Độ và Thái Lan. Ở Thái Lan, Blue Genetics hợp tác với Topgen Aquatology, trong khi ở Ấn Độ công ty đã thành lập liên doanh với BMR Industries- một trong những công ty sản xuất giống hàng đầu và là tập đoàn tôm tích hợp từ Andhra Pradesh.
Ảnh chụp tại cơ sở chính của Groupe Grimaud tại Pháp. Từ trái sang phải: ông Laurenzo Juarez- giám đốc điều hành của SPD, ông Prederic Grimaud-chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Groupe Grimaud , ông Fred Thurman- chủ tịch của SPD, và ông Carlos Pineda – chủ tịch và giám đốc điều hành của Blue Genetics Global.
JV cùng với BMR Industries có thể bắt đầu thảo luận với Sea Product Development (SPD). Về khả năng sát nhập. Blue Genetics đã gặp rắc rối ở Ấn Độ khi sản phẩm của họ được kiểm tra dương tính với một số mầm bệnh. Quốc gia này đã đánh mất cơ hội nhập khẩu và nhận kết quả là BMC không hoạt động vì không có tôm bố mẹ để sản xuất.
Đến lượt SPD, công ty này đã trải qua những thay đổi lớn sau khi nhiều cơ sở vật chất bị hư hại trong một trận bão tại Texas vào năm 2017. Mặc dù, công ty đã trở lại thị trường vào năm 2019, nhưng rõ ràng rằng họ đã phải vật lộn với sự lãnh đạo mới. SPD vẫn có giấy nhập khẩu vào Ấn Độ và một lần nữa họ bán tôm bố mẹ cho một số khách hàng ở Ấn Độ. Với việc Blue Genetics bị mất giấy phép nhập khẩu và SPD gặp khó khăn trong thị trường tôm bố mẹ rất cạnh tranh, đây là sự kết hợp hoàn hảo vì BMR Blue Genetics hiện có thể sử dụng tôm bố mẹ của SPD từ Texas để kích hoạt lại hoạt động của BMC ở Andhra Pradesh, Ấn Độ.
Tất cả những gì tôi muốn nói về lý do sáp nhập lần này đều là suy đoán vì công ty từ chối bình luận thêm ngoài những gì đã nói trong thông cáo báo chí của họ. Tuy nhiên, theo tôi việc BMR Industries tăng mạnh thu mua tôm bố mẹ SPD 2021 (7160 con tôm bố mẹ vào năm 2021 so với 1200 con vào năm 2019 và 2020) là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy có điều gì đó đã xảy ra trong thời gian đó.
QUAN ĐIỂM CUỐI:
Dường như có một sự kỳ vọng bao trùm lên thị trường tôm bố mẹ Châu Á: áp lực dịch bệnh ở các trang trại thiếu an toàn sinh học khiến những người nuôi ngày càng thích dòng tôm có khả năng sống sót hơn là tốc độ tăng trưởng. Mặc dù, điều này nghe có vẻ không đúng với hầu hết chúng ta, nhưng đó là một bước ngoặt thật sự trong ngành công nghiệp Châu Á. Đây là điều mà Ecuador trải qua cách đây vài năm khi nước này đã trải qua những tác động tàn phá của đốm trắng.
Các nhà cung cấp tôm bố mẹ có thể chứng minh rằng vật nuôi của họ sống sót trong những môi trường khắc nghiệt nhất mà vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tốt và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn là những nhà cung cấp dường như đang thâm nhập vào các thị trường, nơi nông dân đang chiến đấu với dịch bệnh trong môi trường nuôi không tối ưu. Trong khi hầu hết các công ty ngày nay tiếp thị một số dòng sản phẩm của họ là có khả năng chống chịu với dịch bệnh. Sự khác biệt về tỷ lệ sống sót có thể trở nên rõ ràng hơn theo thời gian. Các công ty chứng minh được ưu thế của mình về khả năng sống sót và không hoạt động kém quá về tốc độ tăng trưởng trung bình, chuyển đổi thức ăn và khả năng sinh sản, cho dù họ lớn hay nhỏ, họ đều có khả năng có một tương lai tươi sáng ở phía trước.
Điều này cho thấy, về lâu dài, việc cạnh tranh với các công ty toàn cầu lớn như Hendrix Genetics- Kona Bay, CP Foods và Benchmark Genetics sẽ không dễ dàng đối với các công ty di truyền tôm chuyên dụng như API và SyAqua. Là một công ty nhỏ hơn, liệu bạn có sức mạnh cạnh tranh về tài chính, năng lực R&D và quy mô với các công ty di truyền và tập đoàn tôm lớn nhất thế giới không? Hay sự hợp nhất đều không thể tránh khỏi.
Trong những thời điểm hỗn loạn như vậy, tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ thị trường tôm bố mẹ và các công ty điều khiển cuộc chơi này.
Dịch bởi Bình Minh.